Mầm Non Hoàng Ngọc là
trường song ngữ đào tạo từ bậc Mầm non, một môi trường giáo dục toàn diện: Trí
dục – Đức dục – Thể dục – Mỹ dục. Được thành lập từ tháng 7 năm 2015 Mầm non
Hoàng Ngọc áp dụng chương trình giáo dục mầm non mới để bước đầu khằng định vị
trí của mình. Tại đây, chúng tôi áp dụng những chương trình giáo dục mầm non mới nhất cho các em một nền tảng cơ bản ban
đầu vững chắc. Chúng tôi tin rằng mục đích quan trọng của giáo dục là phát
triển con người toàn diện cả về tri thức lẫn tâm hồn. Do đó, sứ mệnh của Hoàng
Ngọc là đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam GIỎI TIẾNG VIỆT – THÀNH THẠO TIẾNG ANH –
GIÀU KỸ NĂNG SỐNG để trở thành những công dân có trách nhiệm với bản thân, gia
đình, xã hội và đủ bản lĩnh để hội nhập với thế giới.
Mầm non Hoàng Ngọc xin
giới thiệu đến quý phụ huynh về chương trình giáo dục mầm non mới được các hệ thống trường quốc tế tại
Việt Nam đưa vào chương trình giảng dạy.
Chương trình giáo dục mầm
non mới được áp dụng tại Mầm non
Hoàng Ngọc cũng như các trường quốc tế Việt Úc, trường quốc tế Á Châu ngay từ buổi đầu thành lập. Chương trình giáo dục mầm
non mới nhằm giúp cho trẻ em
phát triển thể chất, tâm lý, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Đồng
thời, chương trìnhgiáo dục mầm non mới còn góp phần vào việc hình thành và phát triển ở trẻ những chức
năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng những kĩ năng sống
cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng
tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập
suốt đời.
Chương trình giáo dục
mầm non mới
Chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ từ 4-5
tuổi:
I. TÌNH CẢM-QUAN HỆ XÃ HỘI:
1. Phát triển các phẩm chất cá nhân:
Tự lực:
• Có ý thức và kỹ năng
tự phục vụ: Vệ sinh cá nhân (rửa tay, lau mặt, đánh răng), tự thay quần áo,
giày dép, xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp, xúc ăn, bỏ chén, muỗng, ly sau khi ăn
vào xô theo từng loại, dọn dẹp đồ chơi cất đúng chỗ, ghế nhẹ nhàng.
• Cố gắng hoàn thành,
không bỏ dở công việc được giao.
• Giúp đỡ người lớn: dọn
dẹp cất đồ dùng đồ chơi, chuẩn bị giờ học (bưng bàn, xếp học cụ..), giữ vệ sinh
lớp, tưới cây.
• Nhớ trách nhiệm được
phân công (trực nhật).
Tự tin:
• Tự hào về bản thân.
• Mạnh dạn xung phong
nhận nhiệm vụ khi được đề nghị.
• Thoải mái trước đám
đông, người lạ.
Độc lập:
• Biết đưa ra ý kiến
riêng (có thể khác với mọi người).
• Biết lựa chọn lựa theo
ý mình.
· Vui
tươi, hồn nhiên: trong sinh hoạt, giao tiếp, trình diễn.
2. Kỹ năng sống trong cộng đồng:
• Biết tuân theo quy
định chung ở trường, lớp, nơi công cộng: nề nếp sếp hàng của lớp-trường, quy
tắc chơi, giao thông …
• Bé biết những điều nên
và không nên làm, những việc không được làm trong sinh hoạt cộng đồng.
• Chơi-sống hoà thuận:
kiên nhẫn chờ đợi, thay phiên nhau, biết xếp hàng, không chen lấn, cùng thực
hiện nhiệm vụ, luyện tập kỹ năng hợp tác với bạn khi chơi, trực nhật …
• Tập kiềm chế.
• Nhận thức ra sự bình
đẳng giữa mình và các bạn.
• Thương yêu bạn, giúp
đỡ, ủng hộ bạn bằng cách vỗ tay tán thưởng.
• Nhận ra sự khác biệt
giữa các bạn và tôn trọng bạn.
• Biết xin lỗi và tập
sửa chữa những gì làm sai.
• Biết biểu lộ cảm xúc.
• Nhận ra cảm xúc của
người khác: vui-buồn-giận-ngạc nhiên-xấu hổ-sợ hãi…
• Biết chia sẻ cảm xúc,
đồng cảm (trong câu chuyện, với mọi người…).
• Cởi mở, hoà đồng, dễ
gần gũi.
• Biết giữ gìn đồ dùng
chung: sách, đồ dùng, đồ chơi.
3. Yêu quý đất nước Việt Nam:
Biết chơi 1 số trò chơi
dân gian, nghe bài hát dân ca, đọc đồng dao, thích tham dự lễ hội-sự kiện: tết,
trung thu… .
4. Yêu quý nơi bé sống: ngôi nhà, đường phố, cảnh vật, hàng xóm,…
II. NHẬN THỨC:
1. Cơ thể của bé:
• Giác quan và một số bộ
phận cơ thể bé về chức năng (giúp bé làm gì), sự phát triển, sử dụng và giữ
gìn.
• Quá trình trưởng thành
(bé lớn lên thế nào? Cần gì để lớn).
2. Bé và gia đình:
• Tên và tên thân mật ở
nhà, tuổi, con thứ mấy.
• Bé biết mình có thể tự
làm và thích làm gì. Đồ chơi, trò chơi, trang phục, món ăn yêu thích.
• Tên từng thành viên
trong gia đình, công việc, sở thích của mỗi người.
• Mối quan hệ (là mẹ,
ba, ông, bà, anh, chị, em…) của từng thành viên trong gia đình hạnh phúc với
bé.
• Biết biểu lộ tình cảm:
ôm ấp, hôn, an ủi, quan tâm… với người thân trong gia đình.
• Có ý thức giúp đỡ ba
mẹ: tự làm những gì có thể, giúp khi ba mẹ yêu cầu…
• Biết địa chỉ và số
điện thoại của nhà.
3. Trường mầm non:
• Tên trường, lớp, cô
giáo, các bạn .
• Biết tìm đường đến lớp
mình.
• Công việc của cô, các
nhân.
• Một số hoạt động trong
trường. Chia sẻ hoạt động yêu thích của bé.
4. Đồ dùng-đồ chơi:
• Tìm hiểu các đặc điểm,
chức năng, công dụng của các đồ vật trong đời sống xã hội.
• Chức năng thay thế: có
thể dùng đồ dùng, đồ vật này vào việc khác, khám phá khả năng tái sử dụng đồ
vật.
• Mối liên hệ đơn giản
giữa các đồ vật với nhau, và cách sử dụng chúng.
• Làm quen với đặc tính
của vải chất liệu thông dụng của đồ vật: nhựa, kim loại, vải, gỗ…
• So sánh giữa 2-3 đồ
vật .
• Cách sử dụng và bảo
quản, sắp xếp đồ vật thông dụng (nón, aó, giày dép, vớ, tô, chén, muỗng, ca
cóc, ly ấm, đồ chơi… )
• Phân nhóm đồ vật theo
dấu hiệu chung (màu sắc, chất liệu, công dụng…)
5. Phương tiện giao thông :
• Phân biệt một số
phương tiện giao thông: Một số đặc điểm cấu tạo liên quan với công dụng và lợi
ích, tốc độ.
• Tai nạn giao thông: Bé
nên và không được làm gì để tránh tai nạn cách đội, cởi mũ bảo hiểm.
• Nhận biết đèn giao
thông, ý nghĩa của các tín hiệu đèn, một vài biển báo giao thông đơn giản, phân
loại theo các dấu hiệu: Cấm-được phép.
6. Động thực vật:
• Đặc điểm cấu tạo đặc
biệt của con vật, cây, hoa, quả liên quan tới vận động, cách kiếm ăn, nhu cầu
tồn tại (tự vệ)
• Mối quan hệ giữa
động-thực vật: Là thức ăn của nhau, sống dựa vào nhau.
• Điều kiện sống, nơi
sống của cây con. Quan sát cách trồng, chăm sóc, bảo vệ cây, hoa, con vật. Yêu
thương thú nuôi, nghe và nhận ra âm thanh khi nó vui, mừng rỡ, buồn, sợ hãi.
• Quá trình phát triển,
trưởng thành của cây, hoa, con vật (3-4 giai đoạn) điều kiện gì để cây-con phát
triển tốt.
• So sánh sự đa dạng của
cây-con vật về phân loại con vật theo theo các dấu hiệu như cấu tạo (số chân,
bề mặt da…), cách vận động (bơi, bay, trườn, đi chạy, nhảy..), thức ăn, nơi
sống,…Phân loại cây, hoa, quả theo hình dáng, màu sắc, cấu tạo (có hột-không có
hột…)….
• Cách ăn trái cây. Một
số cách chế biến thức ăn từ trái cây (nước trái cây-sinh tố).
• Một số lợi ích-tác hại
đơn giản, nhìn thấy của động thực vật.
7. Môi trường:
• Quan sát dấu hiệu thời
tiết (Nắng-mưa-gió-bão, nóng-lạnh)về những thay đổi, ảnh hưởng trong sinh hoạt
(người, cây, con vật) và cảm xúc của bé
• Mùa (mưa-khô): thứ tự,
mối quan hệ với thời tiết.
• Mặt trời, mặt trăng
với ngày-đêm: Sự khác nhau giữa ngày-đêm (quang cảnh) mối quan hệ với sinh hoạ
người, cây, con vật.
• Sự cần thiết của không
khí, ánh sáng cho đời sống (người, cây, con vật). Ánh sáng tự nhiên- nhân tạo.
Phân biệt tối-sáng.
• Nước: Nước có ở đâu,
nước sinh hoạt. Lợi ích (người, cây, con vật). Tác hại. Trạng thái thay đổi của
nước (lỏng, cứng, hơi..). Đặc điểm (trong suốt, không màu, mùi), tính chất
(lỏng, dễ cháy, hòa tan trong nước, …). Bé có thể làm gì để tiết kiệm nước.
• Ô nhiễm nước (nước
sạch-nước bẩn)và làm gì để bảo vệ nước khỏi sự ô nhiễm.
• Đất, đá, sỏi, cát: có
ở đâu, so sánh đặc điểm, tính chất. Ích lợi. Bé có thể chơi gì với sỏi, cát.
• Yêu thiên nhiên, cây
cối.
8. Toán:
• Đếm vẹt (theo khả
năng). Đếm ở các vị trí, cách xếp khác nhau: dọc, ngang, tròn, lung tung.
• Số thứ tự.
• Nhận biết chữ số (theo
khả năng).
• Nhận biết số lượng
trong phạm vi 5. Số lượng không phụ thuộc vào vị trí và kích thước.
• Gộp-tách nhóm số lượng
theo nhiều cách.
• So sánh số lượng và
làm quen các từ: nhiều, ít, nhiều hơn, ít hơn, ít nhất, nhiều nhất.
• Nhận biết số lượng,
chữ số, số thứ tự trong cuộc sống (số nhà, điện thoại, số anh chị em…).
• Xếp tương ứng cặp có
mối liên quan.
• Phân nhóm theo dấu
hiệu chung- tìm dấu hiệu chung của nhóm.
• Phát hiện quy tắc xắp
xếp và tiếp tục xếp theo quy tắc ấy.
• Tìm chỗ không đúng quy
tắc, khiếm khuyết hoặc bất hợp lý.
• Phát hiện và làm theo
quy luật đơn giản.
• Xếp theo trình tự hợp
lý (3-4 đối tượng).
• Đo độ dài các vật bằng
khác nhau bằng 1 đơn vị để so sánh và diễn đạt kết quả.
• Đong-đo thể tích các
vật khác nhau bằng 1 đơn vị để so sánh, diễn đạt kết quả.
• Tập ước lượng (trọng
lượng, kích thước) bằng mắt và tay.
• Nhận biết, so sánh các
hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật sao, tim… .Thấy các hình này trong cuộc
sống xung quanh bé. Ứng dụng vào làm các ký hiệu, tạo hình, trang trí.
• Ghép các hình để tạo
hình mới.
• Định hướng: Trái-phải,
trên dưới, trước sau của 1 vật so với mình và bạn. Xác định sự chuyển động theo
các hướng và chiều từ trái qua phải, trên xuống dưới, trước ra sau.
• Thời gian: phân biệt
buổi sáng-trưa-chiều-tối. Ứng dụng vào sinh hoạt (xem lịch hoạt động, thời
tiết….).
Chương trình giáo dục mầm non
mới hiện nay giúp trẻ phát triển rất tốt
III. NGÔN NGỮ-GIAO TIẾP:
1. Nghe hiểu:
• Phân biệt ngữ điệu
khác nhau và ý nghĩa của nó (biểu lộ tình cảm: vui, buồn, sợ hãi, lo lắng… ,
mức độ quan trọng của thông điệp).
• Hiểu và thực hiện yêu
cầu có 2-3 lời chỉ dẫn liên tiếp.
• Chú ý nghe để ghi nhớ
thông tin.
• Hiểu nội dung chuyện,
thơ, hát, đồng dao… phù hợp.
• Nhận biết từ khái quát
(thức ăn, đồ chơi..), từ trái nghĩa (hiền lành-độc ác, nóng-lạnh..).
• Văn hoá : chú ý lắng
nghe, không ngắt lời, chờ đến lượt mình nói.
2. Nói- diễn đạt:
• Tập phát âm rõ khi
nói, đặc biệt âm khó.
• Kể lại 1 sự việc nhìn
thấy rõ ràng, dễ hiểu. Nói thành câu trọn vẹn.
• Bắt chước ngữ điệu,
nhịp điệu, vần điệu của thơ, đồng giao, ca dao, lời thoại kịch .
• Sử dụng từ biểu cảm,
cử chỉ điệu bộ, nét mặt (gật đầu, bắt tay, cười…) phù hợp khi nói.
• Biết đặt câu hỏi và
trả lời đúng, đầy đủ câu hỏi. (Ai, cái gì, như thế nào, để làm gì, có gì giống
và khác nhau, tại sao…)
• Kể chuyện sáng tạo: kể
theo tranh, về đồ vật yêu thích.
• Kể lại chuyện được
nghe .
• Văn hóa nói: lễ phép
(thưa, gửi khi xin phép, biết xưng hô,…), mạnh dạn, điều chỉnh giọng phù hợp:
không la hét, nói quá to hay lí nhí. Biết cảm ơn, xin lỗi. Giơ tay trong giờ
học khi muốn nói.
3. Một số kỹ năng trong các hoạt động văn học :
• Kỹ năng kể chuyện diễn
cảm
• Kỹ năng đọc diễn cảm
bài thơ câu thoại.
• Kỹ năng bắt chướt vai,
lời thoại, giọng điệu, thể hiện tính cách nhân vật,…
• Kỹ năng phối hợp trong
hoạt động đóng kịch .
4. Chuẩn bị cho việc học đọc- viết:
• Tư thế đọc-vẽ: ngồi,
cầm bút đúng cách.
• Ham thích đọc sách.
• Nghe đọc sách: nhận
biết hướng đọc (trái-phải, trên-xuống).
• Nhận biết mối quan hệ
giữa lời nói và chữ viết: người ta có thể viết y hệt những gì nói, mỗi tiếng
tương ứng 1 chữ.
• Nhận biết các ký hiệu,
biểu tưởng thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, vào, cầu thang,
cấm đi, nguy hiểm,…).
• Giáo viên tạo các biểu
tượng ký hiệu riêng của trường như: lối lên-xuống cầu thang (mũi tên), hãy im
lặng (ngón tay trên miệng), hãy lắng nghe,….
• Nhận ra tên mình trên
các đồ dùng cá nhân.
• Giả vờ đọc: cầm, lật,
biết chỗ bắt đầu-kết thúc, đoán nội dung qua tranh vẽ minh hoạ, biết chỉ vào
chữ .
• Nhận biết các bộ phận
1 cuốn sách: bìa sách, trang sách, tên sách, chữ viết, hình ảnh….
• Biết giữ gìn, bảo vệ
sách (sửa chữa sách hư hỏng….). Lấy và cất sách đúng nơi quy định.
• Vẽ minh hoạ nội dung
chuyện đã nghe.
IV. THỂ CHẤT:
1. Dinh dưỡng: (Thực phẩm, ăn, uống)
• Phân biệt các loại
thực phẩm khác nhau: rau củ, trái cây, cá,thịt, sữa, gạo, mỳ…
• Tập ăn nhiều loại thực
phẩm, món ăn, đặc biệt rau, trái cây, sữa.
• Trẻ biết cần phải uống
đủ nước. Liên quan giữa ăn uống và bệnh tật (ăn bẩn, uống nước chưa nấu sôi…
sinh ra các bệnh).
• Cách làm 1 số món ăn,
thức uống đơn giản (trình tự, thực phẩm vật liệu, cách làm).
• Biết một số món ăn
thông thường của người Việt Nam: kho, canh, cháo, phở, mỳ, hủ tiếu….
2. Vệ sinh:
• Tập kỹ năng vệ sinh cá
nhân: lau mặt, đánh răng, rửa tay với xà phòng (sau khi đi vệ sinh, trước khi
ăn, khi bị dơ).
• Biết đi vệ sinh khi có
nhu cầu.
• Biết sử dụng đúng dụng
cụ, thiết bị vệ sinh (bàn chải, xà phòng, vòi nước, bồn cầu, khăn giấy..).
• Nhận biết các ký hiệu
chỉ dẫn trong nhà vệ sinh công cộng.
• Ích lợi của vệ sinh cá
nhân: tắm, gội, rửa tay…
• Biết giữ gìn vệ sinh
môi trường (trường lớp, gia đình, cộng đồng): vứt rác đúng chỗ, đi vệ sinh đúng
chỗ, giật nước bồn cầu, không nhổ bậy,..)
• Kỹ năng và thói quen
vệ sinh môi trường: Rửa, lau đồ chơi, quét nhặt lá cây, vệ sinh vườn cây, tưới
cây….
• Trang phục phù hợp
thời tiết để giữ gìn sức khỏe.
3. Sức khoẻ:
• Tập các thói quen tốt
cho sức khoẻ: Ăn, ngủ, vệ sinh, phòng bệnh, vận động: không ăn, uống hàng rong,
thức ăn ôi thiu, uống nước đã nấu sôi,..
• Liên quan vệ sinh (cá
nhân, môi trường) với bệnh tật.
• Nhận biết 1 số biểu
hiện của bệnh: sốt, ho, đau bụng, đau đầu, đau răng, tiêu chảy, buồn ói…Nguyên
nhân đơn giản (đi nắng không đội nón, cầm thức ăn mà chưa rửa tay.. )-Cách
phòng tránh (uống thuốc, giữ ấm, đeo khẩu trang, mặc phù hợp thời tiết…).
• Ích lợi của cây xanh
với sức khoẻ và môi trường. Bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh.
4. An toàn:
• Biết phòng và tránh
nơi, tình huống nguy hiểm (lửa, bếp,ao, hồ, ổ điện, ủi đồ, đồ thuỷ tinh vỡ, nơi
xe cộ ra vào, chỗ đầu hẻm, nơi trơn, cầu thang cao, khói thuốc lá, bụi, người
lạ rủ đi chơi,…)
• Tránh hành động nguy
hiểm (xô đẩy, đánh, cắn, chơi trên đường đi …), vật dụng không an toàn (dao,
vật nhọn, gây cháy…).
• Sử dụng đồ chơi, đồ
dùng an toàn: không bỏ hạt, hột nhỏ vào mũi, bưng ghế nhẹ nhàng cẩn thận,…
• Biết làm gì khi gặp
nguy hiểm (kêu cứu, chạy khỏi, tránh,…).
• Nhận biết một số ký
hiệu, biểu tượng khuyến cáo sự nguy hiểm: cấm, nguy hiểm chết người, chú ý….
• Không thay quần áo
trước mặt người khác giới.
• Không chạy xa khỏi tầm
nhìn ba mẹ ở nơi công cộng (siêu thị, công viên…). Không đi theo người lạ.
5. Vận động:
• Hít-thở qua trò chơi.
• Rèn luyện các phẩm
chất vận động: khéo, thăng bằng, dẻo dai, nhanh nhẹn, tự tin, nhịp nhàng, phối
hợp vận động với nhạc, với tưởng tưởng, phối hợp vận động nhóm bạn, có tinh
thần đồng đội, tuân thủ luật chơi, cổ vũ sôi nổi..)
• Vận động thô:
. Phát triển cơ bắp:
đầu, cổ, mình, tay, chân ….(Thể dục buổi sáng, vận động theo nhạc, bài tập thể
dục)
. Phát triển vận động cơ
bản (đi- chạy- nhảy- bật-tung-ném-bắt-bò-trườn-trèo):
V. THẨM MỸ:
1. Cảm nhận và tạo dựng cái đẹp xung quanh:
• Trẻ được sống trong
môi trường đẹp: thiên nhiên, sân vườn, cảnh quan, trang thiết bị đồ dùng, đồ
chơi.
• Trẻ cảm nhận vẻ đẹp
trong thiên nhiên và biết yêu thiên nhiên.
• Quan tâm, để ý (quan
sát) đến vẻ đẹp của mọi vật xung quanh: màu sắc, hình dáng, sự hài hòa, tính đa
dạng.
• Thể hiện cảm xúc, thái
độ hành vi mong muốn tạo ra cái đẹp: xếp đồ gọn gàng, chăm sóc cây hoa, ăn mặc,
chải tóc….
• Yêu thích nghệ thuật,
âm nhạc, hội họa.
2. Phát triển kỹ năng âm nhạc:
• Nghe-phân biệt âm
thanh đa dạng trong thiên nhiên, cuộc sống (gió, mưa, xe cộ, đóng mở cửa, điện
thoại, đồng hồ…)
• Nghe nhạc: dân ca,
nhạc không lời, nhạc cổ điển. Biểu hiện cảm xúc khi nghe: động tác, nét mặt,
vận động theo một cách tự nhiên.
. Vận động theo nhạc:
bằng cơ thể (dậm, vỗ, lắc, nhún, nhẩy, uốn lượn, múa, khiêu vũ hiện đại…)
• Hát diễn cảm, tự
nhiên.
• Văn hóa thưởng thức
nghệ thuật: giữ im lặng, vỗ tay tán thưởng, hưởng ứng với người diễn.
3. Phát triển kỹ năng tạo hình:
• Vẽ, trang trí :
. Sử dụng nguyên vật
liệu tạo hình đa dạng (màu nước, sáp bút chì, thiên nhiên…)
. Cách sử dụng màu, pha
màu từ các màu cơ bản, màu trắng đen.
. Phân biệt sắc thái
màu: đậm nhạt, nóng lạnh.
. Tự chọn màu cho nền,
hình.
. Bố cục (ước lượng
xa-gần, trái-phải, trên-dưới), kích thước, hình dáng, đường nét cân đối.
. Tô màu: Tô đậm nhạt,
chọn màu tô.
• Nặn: Chia đất cân đối,
vo tròn, bóp, ấn, ngắt, lăn, lăn dài, uốn cong, miết, gắn, kéo dài, gắn. Đính
thêm các chi tiết vào hình nặn. Đặt sản phẩm vững trên bệ.
• Cắt: Tập cầm kéo cắt
trên giấy, cắt dọc, thẳng: cắt hình từ băng giấy để tạo hình (vuông, chữ nhật,
tam giác…)
• Xé: xé vụn, xé theo
đường thẳng, xé tua, dải to- nhỏ, cong, theo hình vẽ sẵn, theo trí tưởng
tượng-ước lượng (buồm…)
• Dán: Phết, chấm hồ vừa
đủ, dán vào hình nền có sẵn, ước lượng vị trí dán, chọn hình có sẵn để dán
thành hình mới, tạo hình( hoa, quả..) từ những mảnh xé.
• Khảm hình từ vỏ trứng…
• Xếp-gấp hình theo mẫu,
trí tưởng tượng,…
• Làm đồ chơi.
4. Sáng tạo:
• Sự đa dạng sản phẩm,
linh hoạt vận dụng các kỹ năng, màu sắc, bố cục, nguyên vật liệu phong phú.
• Tính độc đáo, khác
biệt (không thông thường) trong tạo hình, âm nhạc.
• Sáng tác vận động,
múa, tiết tấu gõ, vẽ theo cảm nhận âm nhạc được nghe.
• Các bài tập phát triển
trí tưởng tượng.
Thông tin liên hệ về trường mầm non Hoàng Ngọc:
Chung cư Phúc Lộc Thọ -
35 lê Văn Chí, Phường Linh Trung, quận Thủ Đức, HCM
Tel: (08) 6284 9378
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét